Bản in     Gởi bài viết  
Quảng Bình sau 3 năm triển khai thực hiện Kết luận số 02 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác tôn giáo 
   Sau 3 năm triển khai thực hiện Kết luận 02, MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên đã có nhiều chuyển biến sâu sắc đối với công tác tôn giáo; thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, của đồng bào các tôn giáo, qua đó làm tốt vai trò cầu nối giữa nhân dân, của đồng bào các tôn giáo với Đảng, Nhà nước 

   Tỉnh Quảng Bình có 2 tôn giáo được công nhận là đạo Phật giáo và đạo Công giáo. Đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh có khoảng 31.500 hộ với khoảng 103.000 tín đồ, chiếm gần 12% dân số toàn tỉnh, ở 69 xã, phường, thị trấn (thuộc 06/8 huyện, thành phố, thị xã); có 02 giáo hạt, 35 giáo xứ, 94 họ, 01 Tu viện Mến Thánh giá Hướng Phương, 42 chức sắc (40 LM, 02 nữ tu), 682 chức việc, có 97 cơ sở thờ tự (gồm 35 nhà thờ giáo xứ, 61 nhà thời giáo họ, 01 tu viện). Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh được thành lập tháng 10/2014, ngày 15/12/2014 để tổ chức đại hội “Người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (nhiệm kỳ 2014-2019) và hiệp thương cử Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh gồm 30 thành viên, trong đó có 02 linh mục làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch.

   Phật giáo có trên 3.100 tín đồ chiếm khoảng 0,35% dân số toàn tỉnh, ở 42 xã, phường, thị trấn của 7/8 huyện, thị xã, thành phố; có 69 chức sắc, nhà tu hành (trong đó có 16 nhà tu hành), 12 cơ sở thờ tự. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh được thành lập năm 2009 và đến nay đã tổ chức 03 lần đại hội. Năm 2017, đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ 3 (2017-2022) đã suy cử Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh gồm 33 thành viên; Đại hội thành lập Ban Trị sự Phập giáo huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch và Tuyên Hóa.

   Những năm qua, công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh tuy đã thu được những kết quả khả quan nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Bởi vậy, sau khi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hướng dẫn triển khai Kết luận số 02/KL-ĐCT ngày 29/12/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam "Về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong công tác tôn giáo” (gọi tắt là Kết luận 02), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã triển khai tuyên truyền, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Kết luận 02 tới cán bộ Mặt trận, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào các tôn giáo thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng. Từ năm 2016 đến 7 tháng đầu 2018 Mặt trận tỉnh đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức được 03 lớp tập huấn số lượng 210 người, bồi dưỡng về công tác Mặt trận, trong đó có các nội dung Kết luận số 02; cấp huyện tổ chức được 16 lớp; cấp xã tổ chức được 159 lớp. Đồng thời tổ chức được 185 cuộc tuyên truyền (cấp tỉnh 109, cấp huyện 21, cấp xã 125) với 2.670 lượt người tham gia.

   Qua 3 năm thực hiện, Mặt trận các cấp đã chủ động hoặc phối hợp với chính quyền tổ chức 541 cuộc gặp gỡ, tiếp xúc đối thoại với các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo (cấp tỉnh 150, cấp huyện 131, cấp xã 260) để tập hợp đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo. Vào các ngày lễ trọng trong năm của tôn giáo đã tổ chức thăm, tặng quà các chức sắc, tín đồ các tôn giáo tiêu biểu để động viên các chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo làm tốt việc đạo, chăm lo việc đời; tuyên truyền, vận động, giáo dục tín đồ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có đạo và đồng bào không theo đạo. Tổ chức lồng ghép các phong trào thi đua, các cuộc vận động phù hợp với từng địa bàn vùng giáo, động viên bà con giáo dân khắc phục khó khăn, tích cực sản xuất ổn định đời sống. Vận động đồng bào tôn giáo tham gia ứng cử, Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021. Kết quả có 167 vị trúng cử đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2016 – 20121). Trong đó: HĐND cấp tỉnh 02 vị; cấp huyện 06 vị; cấp xã 150 vi (có 01 vị vừa là HĐND tỉnh vừa là HĐND thị xã.

.

Chùa Quảng Xá tổ chức phát động tháng hành động vì môi trường năm 2018

   Vận động, hướng dẫn đồng bào các tôn giáo đoàn kết thực hiện chính sách "đền ơn đáp nghĩa" và hoạt động "nhân đạo từ thiện"; phát huy dân chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; tiếp tục hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động, sống “Tốt đời, đẹp đạo”. Tham gia ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ nạn nhân chất độc màu da cam... mỗi năm hàng tỷ đồng. Nhằm giúp nhân dân đồng bào tôn giáo vượt qua khó khăn trong 2 cơn lũ lịch sử năm 2016, 2017, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tích vận động trên 100 đoàn các tôn giáo với hơn 37.930 suất quà trị giá 15,9 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào vùng tôn giáo bị lũ lụt vượt qua khó khăn (Ban Trị sự GHPG Việt Nam: 28.000 suất quà trị giá 11 tỷ đồng; qua Mặt trận tỉnh 9.980 suất quà trị giá 4,9 tỷ đồng; qua Ủy ban Đoàn kết Công giáo: 50 suất quà trị giáo 1,6 triệu đồng).

   Thực hiện vai trò của MTTQ Việt Nam trong giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217 của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban TWMTTQ Việt Nam, qua 3 năm, Mặt trận 3 cấp đã tổ chức được 67 cuộc giám sát, khảo sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị định số 92/NĐ-CP về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ở các cơ quan huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Qua đó kiến nghị với các cấp có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến công tác tôn giáo.

   Chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phòng chống ma túy, mại dâm, phòng chống buôn bán người, phòng, chống HIV/AIDS. Duy trì và triển khai có hiệu các mô hình chỉ đạo điểm ở các khu dân cư vùng giáo như: Mô hình “Xứ, họ đạo bình yên, gia đình hòa thuận”, “Khu dân cư vùng giáo hài hòa, xóa đói, giảm nghèo bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu”, “Kết nghĩa giữa các khu dân cư có điều kiện với các khu dân cư khó khăn vùng giáo” nhằm tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các khu dân cư lương, giáo.

   Hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường năm 2018”, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh và Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tích cực hưởng ứng các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt, trồng thêm nhiều cây xanh. Đặc biệt ngày 05/6/2017 ngày môi trường thế giới có 43/43 khu dân cư công giáo của huyện Bố Trạch đã đồng loạt ra quân thu gom hơn 20 tấn rác thải, khai thông 125 cống rãnh, xử lý trên 70 điểm đổ rác tùy tiện với hơn 6.000 người tham gia; vận động các chức sắc tôn giáo tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức QPAN cho các chức sắc tôn giáo trên toàn tỉnh năm 2017, có 32 vị chức sắc các tôn giáo tham gia hội nghị. Vận động các chức sắc, nhà tu hành, chức việc tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh do Trung ương tổ chức ở Hà Tỉnh (tháng 7/2018), có 18/20 vị tham gia.

Bà con phật tử tham gia hưởng úng tháng hành động vì môi trường năm 2018

   MTTQ các cấp trong tỉnh thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo theo hướng chuyên sâu và ổn định; bố trí cán bộ Mặt trận tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ và có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Mở rộng đội ngũ cán bộ không chuyên trách, lực lượng tư vấn, cộng tác viên, thu hút cá nhân tiêu biểu trong các tôn giáo tham gia công tác tôn giáo của Mặt trận ở các cấp và có cơ chế, chính sách phù hợp đảm bảo phát huy tác dụng hoạt động của đội ngũ này. Đến nay toàn tỉnh có 104 cán bộ Mặt trận các cấp làm công tác tôn giáo. Trong đó cấp tỉnh có 03 vị; cấp huyện có 10 vị; cấp xã có 91 vị. Qua 3 năm đã tổ chức được 75 lớp bồi dưỡng, tập huấn với 490 các bộ Mặt trận tham gia; phối hợp với Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ truyền đạt 09 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ cơ sở làm công tác tôn giáo với khoảng 540 cán bộ cơ sở tham gia. Mặt trận đã phối hợp tổ chức hội nghị học tập Nghị quyết Đại hội lần thứ XII cho các đối tượng chức sắc tôn giáo, các cá nhân tiêu biểu trong tôn giáo, có 40/53 vị. Tổ chức quán triệt chuyên đề: “Những vấn đề cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh” qua tiếp sóng Đài phát thanh – truyền hình tỉnh có 25 vị đại biểu là người tôn giáo tham dự. Phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo, Ban trị sự GHPG tỉnh cử 05 vị chức sắc tôn giáo tham gia học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tại Hà Nội do Mặt trận Trung ương tổ chức, phối hợp cử trên 45 vị chức săc, chức việc tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng do Trung ương tổ chức.

   Nhìn lại sau 3 năm triển khai thực hiện Kết luận 02, MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên đã có chuyển biến sâu sắc đối với công tác tôn giáo; thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, của đồng bào các tôn giáo, qua đó làm tốt vai trò cầu nối giữa nhân dân, của đồng bào các tôn giáo với Đảng, Nhà nước; tập hợp, phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo mọi điều kiện để chức sắc và tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt phương châm "Tốt đời, đẹp đạo". Các giá trị văn hóa và nguồn lực của các tôn giáo trong đời sống xã hội ngày càng phát triển bền vững; những đóng góp của đồng bào các các tôn giáo kết hợp với thực hiện tốt chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo; đời sống vật chất và tinh thần của đồng các tôn giáo từng bước được cải thiện và nâng cao. Đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền tích cực vận động đồng bào các tôn giáo thực hiện phương châm sống "Tốt đời, đẹp đạo", chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam phát động. Các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo cơ bản hoạt động theo quy định của pháp luật, giữ được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với chính quyền và Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

   Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Nhận thức, trách nhiệm của một số Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên về công tác tôn giáo còn hạn chế. Đây được xem là một khó khăn lớn nhất mà Mặt trận và các tổ chức thành viên dù có nhiều cố gắng nhưng rất khó giải quyết, khó tìm được tiếng nói chung để tạo được sự đồng thuận giữa Đảng, chính quyền và Công giáo, ảnh hưởng đến việc tập hợp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân của Mặt trận Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới. Cán bộ làm công tác tôn giáo của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thiếu được đào tạo; chưa có cán bộ chuyên trách, chủ yếu kiêm nhiệm, còn ít am hiểu về lĩnh vực tôn giáo, do đó có nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; có lúc, có nơi chưa sâu sát để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các chức sắc và tín đồ các tôn giáo. Việc quán triệt, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân; đối với các chức sắc và tín đồ các tôn giáo chưa thường xuyên, sâu rộng. Công tác phối hợp thực hiện giữa chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở một số cơ sở, đơn vị, địa phương có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, chặt chẽ; công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác tôn giáo còn hạn chế.

   Để công tác tôn giáo trong thời gian tới đạt kết quả tốt hơn, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

   Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, Kết luận số 02 của Đoàn Chủ tịch về công tác tôn giáo một cách sâu rộng. Đổi mới công tác tuyên truyền, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo; nêu gương người tốt, việc tốt có nhiều thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

   Hai là, tuyên truyền và vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong đó, chú trọng đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hút ngày càng đông đảo đồng bào các tôn giáo tham gia sinh hoạt, hoạt động trong các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng; động viên các đồng bào các tôn giáo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tích cực tham gia giảm nghèo bền vững và chương trình an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, bài trừ tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

   Ba là, thực hiện có hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội; tăng cường công tác vận động, tập hợp người uy tín tiêu biểu trong các tôn giáo; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện công khai, dân chủ về chính sách tôn giáo, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ kích động, lôi kéo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

   Bốn là, tiếp tục phối hợp với các tổ chức thành viên, Sở, ban, ngành cùng cấp; với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo, Ủy ban Đoàn kết Công giáo trong tỉnh triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp và những chính sách về tôn giáo. Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tôn giáo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; phát huy các giá trị tích cực của tôn giáo, tạo thành một nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

   Năm là, tăng cường gặp gỡ, thăm hỏi, động viên các chức sắc, chức việc, người tiêu biểu trong tôn giáo nhân dịp các lễ trọng của tôn giáo, Lễ, Tết của dân tộc; thường xuyên tiếp xúc, đối thoại, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo. Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức Mặt trận; công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của Mặt trận các cấp từ tỉnh đến cơ sở.

   Sáu là, đề nghị Nhà nước cần có cơ chế chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào tôn giáo, đặc biệt là hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng, ...nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào vùng giáo; cần có cơ chế, chính sách đặc thù về công tác tôn giáo; thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, công tác phát triển đảng viên là người có đạo, xây dựng cốt cán trong tôn giáo; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cấp uỷ các cấp để các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Nguyễn Văn Sinh – Trưởng Ban Dân tộc, tôn giáo
 

[Trở về]