Bản in     Gởi bài viết  
10 điểm nổii bật nhất trong 2 năm triển khai thực hiện Đề án 85 

    10 điểm nỗi bật nhất trong 2 năm (2017 và 2018) triển khai Đề án 85 ĐA – BTT của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh và Ban Cứu trợ tỉnh về “Hỗ trợ bò giống sinh sản cho hộ nghèo bị thiệt hại do lũ lụt năm 2016 và vùng thường xuyên bị thiên tai để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững”

   1. Đề án 85 ĐA - BTT của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh và Ban Cứu trợ tỉnh về “Hỗ trợ bò giống sinh sản cho hộ nghèo bị thiệt hại do lũ lụt năm 2016 và vùng thường xuyên bị thiên tai để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững” là sự sáng tạo, hướng đi mới trong công tác cứu trợ; vận dụng đúng đắn và linh hoạt nhất đối với NĐ 64/2008/NĐ - CP về công tác cứu trợ của Thủ tướng Chính phủ. Đề án bước đầu đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN, Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo tỉnh ghi nhận, đánh giá cao.

   2. Đề án 85 ĐA - BTT của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh và Ban Cứu trợ tỉnh về “Hỗ trợ bò giống sinh sản cho hộ nghèo bị thiệt hại do lũ lụt năm 2016 và vùng thường xuyên bị thiên tai để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững” đã thực hiện theo đúng chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc thực hiện Chương trình hành động số 05, nhiệm kỳ 2015 - 2020 về giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm. Đề án đề ra chủ yếu hỗ trợ một nội dung nhưng đã đạt được nhiều mục đích, trong đó vừa hỗ trợ vật chất, phương tiện sản xuất, nâng cao năng lực, vừa tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi (khoảng gần 1700 lao động).

   3. Việc triển khai Đề án ngay từ đầu đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Thường trực Tỉnh ủy; sự quan tâm phối hợp chỉ đạo của các cấp ủy đảng; sự tạo điều kiện và phối hợp của các cấp chính quyền; sự vào cuộc của các sở, ngành, nhất là ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn; sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội; đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng cao của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự đón nhận, trân trọng của các hộ nghèo đối với sự hỗ trợ.

   4. Việc xây dựng Đề án được triển khai một cách công phu, khoa học, bài bản từ khâu khảo sát thực tế; xây dựng dự thảo Đề án; lấy ý kiến góp ý của Ban cứu trợ tỉnh; lấy ý kiến góp ý của các ngành và một số cá nhân có chuyên môn; lấy ý kiến góp ý của Mặt trận các huyện, Thị xã, Thành phố trong khoảng thời gian là 8 tháng…vì vậy quá trình triển khai đảm bảo thuận lợi, hiệu quả. Đề án đã được kiểm duyệt hiệu quả qua quá trình triển khai thực tế vì vậy đã có nhiều đơn vị tham khảo, áp dụng như: Ban Chỉ đạo thực hiện NQ 30a huyện Minh Hóa, Tỉnh Đoàn, Hội Cựu Chiến binh tỉnh…

   5. Trong quá trình triển khai Đề án đã vận dụng một cách linh hoạt, đi đôi giữa khâu hỗ trợ và khâu tuyên truyền qua rất nhiều kênh thông tin. Đặc biệt là đã phối hợp với Đài PTTH tỉnh xây dựng Đề án và tổ chức thành công 8 Chương trình truyền hình thực tế “ Tiếp sức cho người nghèo vùng thiên tai “ tại 8 huyện, Thị xã, Thành phố; Chương trình truyền hình được dư luận đánh giá cao về nội dung, tính tuyên truyền đại chúng và đặc biệt là khuyến cáo cũng như phổ biến kiến thức rất quan trọng trong việc chăm sóc bò.

Đ/c Trần Quang Minh, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh trao bò cho hộ nghèo

   6. Mặt trận tỉnh đã chủ động phối hợp với Đài PTTH tỉnh kêu gọi tài trợ và vận động các nguồn lực để tổ chức 8 Chương trình truyền hình thành công. Trong đó đã vận động được 5 đơn vị tài trợ để tổ chức Chương trình truyền hình, công tác hỗ trợ quản lý; cùng với sự đồng hành của nhiều địa phương đối với việc tặng quà cho hộ nghèo. Tổng cộng kinh phí vận động để tổ chức là 520 triệu đồng.

   7. Công tác bình xét đối tượng thụ hưởng được thực hiện rất chặt chẽ bài bản từ khâu khảo sát, bình xét, lấy ý kiến rộng rãi, lập và niêm yết danh sách…được triển khai một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học, công khai, minh bạch vì vậy trong hai năm (2017 và 2018) đã hỗ trợ cho 1.550 hộ/1550 con (có 50 con thuộc nguồn của Bộ tư lệnh Biên phòng hỗ trợ cho các hộ thuộc xã nghèo vùng biên giới đất liền) nhưng đến nay chưa có bất kỳ đơn thư hoặc khiếu nại về quy trình bình xét, đối tượng được hỗ trợ bò.

   8. Công tác tập huấn được triển khai bài bản, 100% hộ được nhận bò đều được tập huấn trong đó có 500 hộ nhận bò đợt bổ sung của năm 2018 được tập huấn thêm nội dung về chuổi giá trị trong chăn nuôi bò. Tất cả Ủy ban Nhân dân của các huyện, Thị xã, Thành phố đều hỗ trợ kinh phí để tổ chức tập huấn (gần 200 triệu đồng). 100% các hộ đều ký cam kết trách nhiệm, chuẩn bị chuồng trại, thức ăn theo đúng quy định của Đề án.

   9. Công tác quản lý được triển khai khoa học, bài bản, có hệ thống từ trên xuống dưới, đến tận các hộ; có sự tham gia quản lý rất cụ thể của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức chính trị - xã hội; đặc biệt là cán bộ thú y, cán bộ khu dân cư đã hướng dẫn các hộ chăm sóc bò một cách chu đáo. Công tác phòng chống dịch bệnh, chủ động đề phòng thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến việc chăm sóc đã được thường xuyên quan tâm, khuyến cáo. Đặc biệt BTT UBMT tỉnh đã phối hợp với Chi nhánh Viettel Quảng Bình hỗ trợ 1.043 sim điện thoại cho các hộ và cán bộ quản lý đồng thời đưa phần mềm quản lý bằng công nghệ thông tin vào việc quản lý, tư vấn qua đường dây nóng miễn phí phục vụ công tác chăm sóc bò.

   10. Tỷ lệ bò được nuôi sống đạt cao so với chỉ tiêu Đề án ban đầu đề ra đó là đã đạt 98,05%/92%; đến nay đã có 125 con bò mang thai. Có nhiều hộ được hỗ trợ bò năm 2017 đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo, điển hình trong đó có 12 hộ ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo một cách bền vững…

Trần Quang Minh - PCT UBMT tỉnh

[Trở về]