Kết quả 3 năm thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, giai đoạn 2018-2020. 

     Qua 3 năm thực hiện Chương trình nhận thức của hội viên phụ nữ ở các xã biên giới có sự chuyển biến rõ nét, từ ban đầu là sự trông chờ các nguồn hỗ trợ nhưng qua quá trình vận động kết hợp sự cam kết chung tay của người dân địa phương đã có ý thức vươn lên thoát nghèo. Từ các mô hình chăn nuôi dê, bò, lợn, gà… được nhận hỗ, đến nay qua quá trình chăm sóc đã không ngừng sinh sản, phát triển góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân 


    Khu vực biên giới đất liền tỉnh Quảng Bình gồm có 09 xã thược 05 huyện biên giới, có 222,214 km đường biên giới đất liền giáp với các tỉnh Khăm Muộn, SaVannakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Địa hình khu vực biên giới tương đối phức tạp, chủ yếu là rừng rậm, núi cao, có nhiều đèo, dốc, khe suối; có 8.374 hộ với 34.023 khẩu; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Chứt và Bru Vân kiều có 4.661 hộ với 20.391 khẩu.

   Thực hiện Kế hoạch số 497/ KHPH-HLHPN-BTLBP, ngày 08 tháng 02 năm 2018 giũa Hội Liên hiệp hụ nữ (LHPN) Việt Nam với Bộ tư lệnh Biên phòng (Bộ TLBP) về tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cường”, giai đoạn 2018-2020. Các cấp Hội, cán bộ, hội viên trong toàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, tích cực tham gia thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”. Các đồn Biên phòng và Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố được Hội LHPN tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (Bộ CHBĐBP) phân công giúp đỡ 09 xã biên giới, đã chủ động phối hợp triển khai khảo sát thực tế và nhu cầu hỗ trợ, thóng nhất nội dung xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giúp đỡ cụ thể, thiết thực cho cả giai đoạn và kế hoạch hằng năn, phù hợp với tình hình thực tế từng địa bàn mang lại hiệu quả bền vững. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc ở địa phương, đồn Biên phòng rà soát, lựa chọn đối tượng, đề có nội dung hỗ trợ đảm bảo chất lượng trong từng hoạt động. Ban Thường vụ Hội LHPN và Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cấp hội, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình, quá trình triển khai và những kết qủa đạt được, nhất là các mô hình, công trình, việc làm cụ thể, thiết thực giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ổn định đời sống.

   Bên cạnh nguồn lực tự có, các cấp Hội Phụ nữ và các cơ quan, đơn vị BĐBP tỉnh đã không ngừng tranh thủ kết nối, lồng ghép các hoạt động, đồng thời kêu gọi nhiều đơn vị đồng hành, hỗ trợ nhiều công trình, mô hình sinh kế, hiệu quả góp phần nâng cao đời sông vật chất, tinh thần của các hội viên như: Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sinh sản, dê, lợn, gà, vịt… các mô hình trồng trọt, xây dựng mái ấm tình thương, thăm tặng quà hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, mang tính bền vững cao và có sức lan tỏa đến với nhân dân địa bàn biên giới; chỉ đạo Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố, nữ công LĐLĐ tỉnh và Hội phụ nữ các lực lượng vũ trang triển khai các hoạt động cụ thể, thiết thực trong chương trình “ Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, phát động nhắn tin ủng hộ Chương trình bằng các hình thức phù hợp, thông qua Chương trình, từ năm 2018 đến nay đã huy động được gần 6 tỷ đồng hỗ trợ cho các hội viên ở 9 xã biên giới.đát liền, cụ thể: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ; xây dựng, biểu dương tuyên truyền nhân rộng cá nhân, mô hình, cách làm hay của địa phương; Thực hiện hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; hỗ trợ mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo; đào tạo nghề, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, hỗ trợ thành lập tổ, nhóm liên kết sản xuất kinh doanh, hợp tác xã; hàng năm Ban thường vụ Hội LHPN tỉnh và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình“ Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại các xã biên giới, chỉ đạo các Hội LHPN các xã và các Đồng biên phòng chủ động triển khai, đăng ký phần việc, tham mưu cấp ủy địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, có 100% cơ sở Hội xây dựng kế hoạch và có giải pháp cụ thể để giúp đỡ ít nhất 2 hộ đạt 8 tiêu chí/ xã/ năm, mỗi cơ sở Hội đã thực hiện 1-2 hoạt động thiết thực, phù hợp tham gia xây dựng nông thôn mới và đã giúp từ 2-3 gia đình đạt các tiêu chí gia đình “5 không, 3 sạch”; Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ Hội cơ sở trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội cơ sở; Hội cơ sở tập hợp trên 50% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên; 100% chi hội trưởng được bồi dưỡng nghiệp vụ… Qua 3 năm thực hiện Chương trình nhận thức của hội viên phụ nữ ở các xã biên giới có sự chuyển biến rõ nét, từ ban đầu là sự trông chờ các nguồn hỗ trợ nhưng qua quá trình vận động kết hợp sự cam kết chung tay của người dân địa phương đã có ý thức vươn lên thoát nghèo. Từ các mô hình chăn nuôi dê, bò, lợn, gà… được nhận hỗ, đến nay qua quá trình chăm sóc đã không ngừng sinh sản, phát triển góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Hệ thống các công trình nước sạch, công trình bếp ăn, phòng học đi vào hoạt động không những góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em của địa phương mà còn góp phần đảm bảo tính an toàn cho người dân trong vùng…. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế: Một số cơ sở Hội và đồn Biên phòng xây dựng chương trình phối hợp hoạt động chưa sát với tình hình thực tế địa phương, đơn vị. Công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho chị em phụ nữ có lúc chưa kịp thời và thường xuyên. Chất lượng, hiệu quả triển khai Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” ở một số địa phương có mặt còn hạn chế, chưa có nhiều công trình, mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo; hiệu quả một số mô hình sinh kế chưa cao, chưa có tính bền vững…

Các tập thể, cá nhân Hội PN xuất sắc được Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh khen thưởng tại hội nghị

   Phương hướng trọng tâm hoạt động thời gian tới: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình liên tịch, Kế hoạch phối hợp giữa các đơn vị nhận hỗ trợ các xã biên giới đất liền của tỉnh theo nội dung của Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoan tiếp theo. Các cấp Hội phụ nữ và các đồn Biên phòng thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. hướng dẫn hội viện tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào do Hội LHPN các cấp phát động. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức để huy động nguồn lực hỗ trợ tiền, con, cây gióng, trang thiết bị làm việc… trong đó quan tâm phối hợp vận động để tổ chức các hoạt động xã hội; các công trình, mô hình giúp đỡ phụ nữ, trẻ em nghèo, khó khăn, gia đình chính sách và xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ ở khu vực biên giới./.


 

( Văn Minh- MT tỉnh)