Bản in     Gởi bài viết  
Kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25 - NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCH TW (khoá XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh ta 
   Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, công tác Dân vận của hệ thống chính trị tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, thực sự được tăng cường và đổi mới. Nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và trách nhiệm công tác Dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị được nâng lên rõ rệ 

   Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCH TW (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới, được triển khai thực hiện trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội của Tỉnh có nhiều chuyển biến, đan xen cả thuận lợi và khó khăn, thức thức. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai lũ lụt, sự cố môi trường biển, song với sự đoàn kết, nỗ lực quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ, các địa phương, các tổ chức, cá nhân nên trong 5 năm qua, tình hình kinh tế của Tỉnh cơ bản giữ được ổn định và có bước tăng trưởng; các lĩnh vực văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, hiện tỷ lệ hộ nghèo còn 9,48%, hộ cận nghèo chiếm 12,03% số hộ; hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện. Chính trị ổn định, quốc phòng-an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và đạt nhiều kết quả quan trọng; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng lên; hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể tiếp tục được đổi mới; tình hình nhân dân phấn khởi, ổn định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; dân chủ xã hội chủ nghĩa và khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được phát huy.

Đ/C Trần Công Thuật-Phó Bi thư TT Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu QH tỉnh

phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo thực hiiện NQ 25 của BBT Trung ương Đảng

   Bám sát 4 mục tiêu, 5 quan điểm nêu trong Nghị quyết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể đã tập trung cụ thể hóa trong việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp công tác dân vận để thực hiện. Các cấp ủy đã tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ; tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân; làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí công tác dân vận trong tình hình mới cho đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà nước, Mặt trận, tổ chức chính tri-xã hội và các tầng lớp nhân dân. Tập trung tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, công tác dân vận của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sâu sát cơ sở, gần dân, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, thực sự phát huy vị trí, vai trò nêu trong Nghị quyết là: Chính quyền tổ chức công tác dân vận. Công tác dân vận hướng trọng tâm, mục tiêu đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị; cấp ủy, chính quyền, ban, ngành đoàn thể các cấp tiếp tục tăng cường công tác dân vận nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “ Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận TQ và các tổ chức chính trị- xã hội, các hội quần chúng để tập hợp nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới: các cấp ủy đảng đã chú trọng việc lãnh chỉ đạo Mặt trận, các đoàn thể đổi mới về nội dung, phương thức công tác dân vận theo Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị. Xây dựng, củng cố tổ chức, đội ngũ cán bộ Ban dân vận, Mặt trận TQ, đoàn thể nhân dân. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát thực hiện công tác dân vận; các cấp ủy có kế hoạch thường xuyên đi cơ sở nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có cơ sở trong việc đưa ra các giải pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời các vấn đề nổi lên ở cơ sở. Tập trung lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tăng cường kiểm tra, giám sát để tạo được nhiều kênh, nhiều cách kiểm tra, giám sát công tác dân vận, đồng thời lãnh đạo phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra, giám sát ở cơ sở, cộng đồng dân cư…

   Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, công tác Dân vận của hệ thống chính trị tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, thực sự được tăng cường và đổi mới. Nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và trách nhiệm công tác Dân vận của các tổ chức trong hệ thống chính trị được nâng lên rõ rệt; việc phân công và phát huy vai trò cán bộ phụ trách công tác Dân vận ngày càng được quan tâm; tổ chức bộ máy của hệ thống Dân vận từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp thực sự đã tăng cường, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác Dân vận, hướng mạnh về cơ sở, tập trung chỉ đạo việc nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của nhân dân; chú trọng kiểm tra, đánh giá và sơ kết, tổng kết các chủ trương về công tác Dân vận; gắn kết công tác Dân vận với công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Công tác Dân vận của các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước có sự chuyển biến mạnh, phát huy vai trò thực sự “ chính quyền tổ chức thực hiện công tác Dân vận”, gắn việc thực hiện nhiệm vụ công tác Dân vận với việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các lĩnh vực công tác theo chức năng, nhiệm vụ; đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai, minh bạch các hoạt động nhà nước; tập trung cải cách thủ tục hành chính; đề cao trách nhiệm, đổi mới phong cách, thái độ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và quan hệ với nhân dân. Công tác Dân vận của các lực lượng vũ trang thực sự đã phát huy vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ quyền biên giới, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Mặt trận TQVN và các tổ chức chính trị-xã hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng các hoạt động về cơ sở, tập trung kiện toàn tổ chức, xây dựng các mô hình hoạt động hiệu quả; gắn các phong trào thi đua, cuộc vận động với phong trào xây dựng nông thôn mới; tích cực chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân; thực hiện giám sát, phản biện xã hội và tích cực tham góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hệ thống các cơ quan tham mưu của Đảng về công tác Dân vận đổi mới mạnh về phương thức hoạt động tham mưu cho cấp ủy trong thực hiện Nghị quyết; tích cực, chủ động, bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình nhân dân, tham mưu cấp ủy chỉ đạo giải quyết kịp thời những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân…. Những kết quả đạt được trong công tác Dân vận đã góp phần phát huy dân chủ, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đồng thuận xã hội để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh như mục tiêu Nghị quyết số 25-NQ/TW và Chương trình hành động số 24- CTr/TU của Tỉnh ủy đã đề ra.

   Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW vẫn còn một số tồn tai, hạn chế: Một số cấp ủy, chính quyền nhận thức, trách nhiệm công tác Dân vận chưa đáp ứng yêu cầu tình mới, việc cụ thể hóa triển thực hiện NQ số 25- NQ/TW và Chương trình hành động của Tỉnh ủy còn hạn chế, nhất là cấp cơ sở. Việc lãnh đạo công tác Dân vận trong các địa bàn vùng giáo còn khó khăn, nên hệ thống chính trị ở một số cơ sở vùng giáo tổ chức và hoạt động chưa mạnh; việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vấn đề nổi lên liên quan đến công tác tôn giáo có mặt chưa kịp thời. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở cơ sở có mặt còn thiếu chủ động; công tác vận động chức sắc, chức việc, xây dựng cốt cán vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác Dân vận chính quyền có chuyển biến tích cực nhưng trên một số mặt vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, nhất là ở cơ sở trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận TQ và các đoàn thể còn hạn chế. Hoạt động của khối dận vận ở một số địa phương còn nhiều hạn chế; việc tham mưu cụ thể hóa triển khai các chủ trương công tác Dân vận ở cơ sở có mặt chưa kịp thời...

   Về nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới cần tập trung:
    1-Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc các mục tiêu quan điểm, nhiệm vụ Nghị quyết số 25- NQ/TW và Chương trình hành động số 24-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm công tác Dân vận của hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức về công tác Dân vận trong tình hình mới.
    2- Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; tập trung nắm bắt và chỉ đạo giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân

 .3- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác Dân vận của các cơ quan nhà nước, thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp công tác Dân vận giữa chính quyền các cấp, các cơ quan Nhà nước với Mặt trận TQ, các đoàn thể.
   4- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội.
   5- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tôn giáo, công tác dân tộc.
   6- Tăng cường cũng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Dân vận, Mặt trận, đoàn thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ./.

 

Bài và ảnh Văn Minh- MT tỉnh
 

[Trở về]