Bản in     Gởi bài viết  
Mô hình “Giao lưu kết nghĩa, trao đổi kinh nghiệm, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các khu dân cư" ở thôn Thanh Bình 3 xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch. 
    Thôn Thanh Bình 3 nằm ở vùng miền núi thuộc xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch. Thôn có 90 hộ, với 475 khẩu, trong đó 100% bà con theo đạo thiên Chúa. Cuộc sống của bà con nơi đây đã bao đời sống phụ thuộc vào rừng, nay rừng bị cạn kiệt. 

   Những năm gần đây bà con đã trở lại với cuộc sống thuần nông. Được cấp ủy Đảng, các Ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm hổ trợ, giúp đỡ nhiều mặt như: giống cây trồng, vật nuôi, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, nuôi cá lồng trên sông... Chi bộ, lãnh đạo thôn, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cùng với bà con nhân dân trong thôn đã nổ lực, hưởng ứng, tích cực tham gia các phong trào thi đua để phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là hướng ứng cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, được triển khai tích cực như; tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, bảo vệ môi trường, làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh sạch, đẹp; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông; văn hóa giáo dục đã được chú, ý thức chấp hành pháp luật của người dân ngày được nâng lên, xây dựng và thực hiện tốt mô hình tự quản “ Xứ, họ đạo bình yên, gia đình hòa thuận”; “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đến nay đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày được nâng lên, an ninh trật tự được đảm bảo, bộ mặt thôn quê ngày càng đổi mới. Tuy nhiên, thôn Thanh Bình 3 ở vùng miền núi, đất sản xuất ít, đường giao thông đi lại còn khó khăn, lại có nhiều sông suối nên thường bị ảnh hưởng của thiên tai, mùa khô thì bị hạn hán; mùa mưa thì ngập úng, lũ quét thường xảy ra, sản phẩm làm ra, tài sản của bà con bị cuốn trôi. Bên cạnh đó nhận thức để phấn đấu vươn lên của một số bà con còn hạn chế, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao.

Tặng quà tại buổi giao lưu kết nghĩa

    Thực hiện Kế hoạch số 54/KH-MT-BTT, ngày 28/8/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận huyện Bố Trạch về xây dựng mô hình "Giao lưu kết nghĩa, trao đổi kinh nghiệm, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các khu dân cư" (chủ yếu là giữa các khu dân cư Lương-Giáo; các khu dân cư có điều kiện phát triển về kinh tế xã hội và các khu dân cư khó khăn). Để thực hiện việc giao lưu kết nghĩa, trao đổi kinh nghiệm giữa các khu dân cư; cấp ủy, lãnh đạo thôn, Ban công tác Mặt trận thôn đã tranh thủ sự tham mưu, hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận huyện, sự đồng tình của Ủy ban Mặt trận xã và sự quyết tâm của lãnh đạo thôn trong việc tổ chức khảo sát, nắm tình hình đời sống, văn hóa xã hội, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống, các thế mạnh cũng như những mặt còn tồn tại cần được tháo gở, giúp đỡ trong khả năng có thể giữa các khu dân cư với nhau. Trên cơ sở đó, qua nhiều buổi gặp gở, làm việc giữa lãnh đạo hai khu dân cư, mỗi bên xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của ban công tác Mặt trận, báo cáo với Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận về nội dung, kế hoạch tổ chức giao lưu, kết nghĩa nhân dân giữa hai thôn.

   Ngày 6 tháng 10 năm 2017, hai khu dân cư thôn Thanh Bình 3, xã Hưng Trạch và khu dân cư thôn Nội Hải, xã Phú Hải, huyện Bố Trạch, tổ chức buổi giao lưu kết nghĩa, trao đổi kinh nghiệm, đoàn kết giúp đở lẫn nhau giữa hai khu dân cư. Buổi lễ diễn ra thắm tình đoàn kết, gắn bó yêu thương giữa lãnh đạo và đông đảo bà con nhân dân hai thôn kết nghĩa. Tại buổi giao lưu kết nghĩa, bà con khu dân cư Nội Hải mang đến cho bà con nhân dân khu dân cư thanh Bình 3 những tình cảm sâu nặng không bao giờ quên giữa đồng bào theo đạo Công giáo và không theo đạo, cùng với những món quà quý, thiết thực, hết sức có ý nghĩa như một số tủ, bàn, và đồ trang trí khánh tiết trong nhà văn hóa… trị giá 25 triệu đồng; tặng quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các cháu có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi, trị giá 35 triệu đồng. Lãnh đạo và bà con nhân dân thôn Nội Hải đã mang tinh thần, tình cảm và không khí đầm ấm, ý nghĩa của buổi giao lưu kết nghĩa lên trang thông tin facebook của thôn để kêu gọi, động viên con em công tác và làm ăn ở xa quyên góp, ủng hộ, động viên bà con nhân dân thôn Thanh bình 3 vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng.

   Từ sau ngày tổ chức giao lưu kết nghĩa, Ban công tác Mặt trận và bà con nhân dân hai thôn thường xuyên qua lại, gặp gỡ, giao lưu chúc mừng nhau vào những dịp Hội làng, những dịp lễ Noel, lễ Phục sinh, tết Nguyên Đán, ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân…vv. Lãnh đạo hai thôn thường xuyên có những cuộc tiếp xúc trao đỗi, chia sẻ kinh nghiệm, động viên giúp đở nhau về tinh thần và vật chất… Các hoạt động sau giao lưu kết nghĩa đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành cầu nối, khơi dậy tinh thần cộng đồng, trách nhiệm, sự chung tay, góp sức của nhân dân, của các tổ chức đoàn thể và hộ gia đình cùng quan tâm, giúp đỡ, cải thiện đời sống, thay đổi diện mạo ở các KDC. Những năm gần đây, kinh tế xã hội thôn Thanh Bình 3 tăng trưởng khá, toàn thôn chỉ còn 03 hộ nghèo, hộ giàu tiếp tục tăng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giử vững, bộ mặt thôn ngày càng khởi sắc, bà con giáo dân yên tâm giử Đạo và chu toàn nghĩa vụ công dân…Các hoạt động sau giao lưu kết nghĩa đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành cầu nối, khơi dậy tinh thần cộng đồng, trách nhiệm, sự chung tay, góp sức của nhân dân, của các tổ chức đoàn thể và hộ gia đình cùng quan tâm, giúp đỡ, cải thiện đời sống, thay đổi diện mạo ở các KDC. Năm 2017 thôn Thanh Bình 3 vinh dự được công nhận “Làng văn hóa” cấp huyện.

    Mô hình “Giao lưu kết nghĩa, trao đổi kinh nghiệm, đoàn kết giúp đở lẫn nhau giữa các khu dân cư” mà cán bộ và nhân dân thôn Thanh Bình 3 đang thực hiện, thực sự là một mô hình có ý nghĩa thiết thực, động viên được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương, cùng với mọi nguồn lực trong giáo dân, giúp bà con giáo dân ý thức được trách nhiệm và lòng tự trọng để đoàn kết nổ lực phấn đấu vươn lên, phát huy truyền thống “Sống tốt đời, đẹp đạo”, như lời của Thánh Matthieeu: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt mọi người để họ trông thấy việc tốt lành của anh em mà ngợi khen Chúa Cha ở trên trời”, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ giữa khu dân cư có điều kiện về kinh tế -xã hội với khu dân cư còn gặp nhiều khó khăn, giữa bà con miền đồng bằng với miền rừng núi, giữa khu dân cư vùng giáo và bà con khu dân cư không theo đạo; đây là một hoạt động tuy nhỏ nhưng hết sức có ý nghĩa, phù hợp với lòng dân.

   Mô hình giao lưu kết nghĩa có ý nghĩa thiết thực được bà con nhiệt tình hưởng ứng, nhằm khơi dậy tinh thần hiểu biết học hỏi lẫn nhau, đoàn kết vươn lên của các tầng lớp nhân dân, động viên được mọi nguồn lực trong giáo dân, góp phần thực hiện hiệu quả nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo" do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động và được Ủy ban Mặt trận huyện Bố Trạch nhân rộng ra các KDC trên địa bàn. Thông qua việc giao lưu kết nghĩa đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, nâng cao năng lực nhận thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân của đội ngũ cán bộ ở KDC, xây dựng được mối đoàn kết, gần gủi, gắn bó, thân thiện giữa cán bộ với với nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đoàn kết cộng đồng, đoàn kết Lương- Giáo, phát huy bản sắc văn hóa từng vùng miền, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. /.

 


( Văn Minh- MT tỉnh)


 

[Trở về]