Bản in     Gởi bài viết  
Người tiêu biểu, có uy tín trong vận động nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng bản ngày càng phát triển 
 

      Bà Hồ Thị Thanh, (tộc người Khùa) dân tộc Bru Vân kiều, ở bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa là một trong những điển hình tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số về phát huy vai trò người tiêu biểu, có uy tín trong vận động dân bản phát triển kinh tế, xây dựng bản ngày càng phát triển.

     Bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa là Bản ở xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, những năm trước đây đời sống dân bản gặp nhiều khó khăn, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu ăn, nhất là trong thời gian giáp hạt; ốm đau không có tiền bồi dưỡng, con cái không được ăn no, mặc đẹp để đến trường, nhà cửa tạm bợ…

    Trong những năm qua, được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ đầu tư (điện, đường, trường, trạm…) cũng như các chính sách an sinh xã hội dành cho đồng bào dân tộc thiểu số mà cuộc sống giờ đây đã thay đổi nhiều, bà con trong bản đã có cuộc sống khá hơn, người đói không còn, người nghèo cũng giảm dần, cuộc sống thấy vui vẻ, rộn ràng với công việc làm ăn phát triển kinh tế về mọi mặt, nhà nhà đã chăm lo cho con đến trường đến lớp đầy đủ, nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên làm giàu. Hiện nay, đã có đường nhựa vào làng, có điện để bà con sản xuất và sinh hoạt, có trường học khang trang, sạch đẹp để con em đi học, có trạm xá để chữa bệnh lúc ốm đau... Không chỉ có vậy, các ngành các cấp của huyện, của xã đã hỗ trợ, chỉ bảo cho dân bản cách sản xuất, thâm canh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để làm ra nhiều lúa, nhiều sắn, nhiều luồng, keo, vận động bỏ các tập tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống văn hoá tốt đẹp của người dân tộc Bru Vân Kiều nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung.
Với vai trò là chi Hội trưởng phụ nữ Bản, Phó Chủ tịch Hội LH phụ nữ xã, bà luôn nhận thức phải tuyên truyền cho dân bản hiểu rõ và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các qui định của địa phương, các cuộc vận động, thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo…Trong phát triển kinh tế, gia đình bà đã nỗ lực hết mình phấn đấu vươn lên để thoát nghèo, bằng cách đổi mới cách thức làm ăn, xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu kém năng suất, quyết tâm động viên gia đình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi nhờ thế mà giờ đây gia đình bà đã là hộ khá giả trong bản .
Từ năm 2002, gia đình bà tiếp tục mở rộng diện tích đất sản xuất, trước mắt là lấy ngắn nuôi dài tập trung trồng ngô, sắn, nuôi con gà, con lợn để bán giải quyết khó khăn trước mắt để có cái ăn, cái mặc sau đó trồng luồng, keo, chăn nuôi bò, sau gần 15 năm tập trung cho sản xuất, đến nay gia đình bà đã có: lúa 2 sào/1 vụ, ngô 2 sào cung cấp đủ lương thực ăn cả năm, ngoài ra gia đình còn trồng một số cây ăn quả tự cung tự cấp phục vụ hàng ngày. Trồng 3 hec ta cây keo (đã cho thu hoạch 2 vụ ước tính 70.000.000 đ/vụ ). 2 ha chuối (Chỉ sau bốn năm trồng đạt 10 triệu đến 15 triệu đồng/ ha). Có 10 con bò sinh sản, 07 con lợn và trên 60 con gia cầm các loại… Tổng thu nhập đạt từ 85-100 triệu đồng/năm.

    Ngoài ra, bà đã tập trung đầu tư vào các loại cây công nghiệp theo kỹ thuật hướng dẫn của Hội nông dân và trạm khuyến nông huyện, với phương châm lấy ngắn nuôi dài cho từng diện tích, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời như: Trồng sắn, lúa ngô, chăn nuôi gia cầm bán để đầu tư cho cây keo, chuối nên thu nhập năm sau cao hơn năm trước, từ cây keo, chuối, lúa ngô, sắn, chăn nuôi gia cầm. Từ các khoản thu nhập tiết kiệm lại hiện nay gia đình bà đã mua được gỗ và chuẩn bị dựng cặp 1 nhà sàn và mua sắm các loại phương tiện như, xe máy, máy bơm nước phục cho sản sinh hoạt, ti vi, tủ lạnh phục vụ cho sinh hoạt gia đình và cho con cháu ăn học đầy đủ.

    Bà Hồ Thị Thanh luôn cố gắng học tập, trao đổi kinh nghiệm về cách thức làm việc, gương mẫu làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, thôn, bản không còn tình trạng tảo hôn, không có người sinh con thứ 3 và tệ nạn xã hội cờ bạc, ma túy... Các hội viên phụ nữ thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, như phong trào "sạch làng sạch ngõ, sạch nhà", các hộ gia đình làm công trình nhà tiêu hố tiểu hợp vệ sinh. Thường xuyên thăm hỏi động viên, khuyến khích cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng góp phần xây dựng Bản Hưng ngày càng giàu đẹp…

    Với những kết quả đạt được bà Hồ Thị Thanh luôn được bà con dân bản yêu mến, tín nhiệm và là 1 trong 15 đại biểu tiêu biểu của huyện Minh Hóa đi dự Hội nghị gặp mặt, biểu dương người tiêu biểu, có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình ( Giai đoạn 2012-2017) và được Tỉnh ủy tặng Bằng khen./.

Văn Minh - MT tỉnh

[Trở về]