Bản in     Gởi bài viết  
Điểm sáng về đoàn kết Lương - Giáo ở xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch 

   Phù Hóa là một xã bải ngang, nằm về phía Tây huyện Quảng Trạch, cách trung tâm huyện khoảng 21 km, Nhân dân sống chủ yếu sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy sản ven sông Gianh. Cuộc sống của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong những năm qua tình hình thời tiết khắc nghiệt, Bảo, lụt, hạn hán, rét đậm rét hại kéo dài, dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con nhân dân; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm lây lan nhanh; giá cả thị trường leo thang, giá nông sản thấp. Dân số xã có 1.140 hộ và 4.261 nhân khẩu; phân bổ thành 5 thôn, có 70 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,6 %, hộ cận nghèo 73 hộ chiếm tỷ lệ 0,64%. Năm 2022 thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm. Có 01 nhà thờ giáo xứ, 02 nhà thờ giáo họ, xã Phù hoá có 05 giáo họ với tổng số 189 hộ, 772 khẩu.

Bà con nhân dân lương - giáo thôn Trường Long xã Phù Hóa làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm

   Trong quá trình lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ xã Phù Hóa luôn quán triệt và thực hiện tốt quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết Lương - Giáo. Thực hiện lời dạy của Bác đối với đồng bào công giáo “Kính chúa yêu nước”, sống tốt đời, đẹp đạo. Mặc dù tình hình hoạt động tôn giáo một số địa phương khác có biểu hiện phức tạp nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, xây dựng và tách lập xứ, họ đạo đã gây nhiều khó khăn cho nhiệm vụ công tác tôn giáo nói chung và công tác vận động xây dựng khối đại đoàn kết Lương - Giáo nói riêng ở Phù Hóa. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp nên công tác tôn giáo trên địa bàn xã được đảm bảo ổn định, các vấn đề liên quan đến tôn giáo đều được chính quyền các cấp và ngành chức năng giải quyết ổn thỏa, không có điểm nóng xảy ra.

   Đảng uỷ, chính quyền, Mặt trận, trong hệ thống chính trị xã Phù Hóa đã nhận thức quan điểm, tư tưởng, cách làm trong công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để giải quyết những vấn đề trong đồng bào người công giáo trong giai đoạn hiện nay, nên trong những năm qua xã Phù Hóa đã có những bước phát triển đáng kể.

Mô hình chăn nuôi tổng hợp của chị Trần Thị Hạnh ở thôn Trường Long xã Phù Hóa

   Sau 10 năm tập trung chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã đã có những bước đột phá có nhiều mô hình hay như nuôi trồng thủy hải sản, nuôi tôm của gia đình ông Hoàng Dũng Tráng ở thôn Trường Long xã Phù Hoa, thu nhập bình quân 1 năm trên 200 triệu đồng, mô hình chăn nuôi tổng hợp (bò, gà, vịt, cua) của gia đình chị Trần Thị Hạnh ở thôn Trường Long, thu nhập nình quân 1 năm trên 260 triệu đồng, mô hình Tre tổng hợp của Ông Trương Xuân Tiến thôn Trung Tiến, thu nhập nhập bình quần 1 năm trên 150 triệu đồng. Song song với việc phát triển kinh tế, thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống ngày càng được nâng cao. Đảng uỷ chính quyền đã có những chủ trương làm đường giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở thiết chế văn hoá, trong 10 năm qua xã Phù Hóa đường bê tông nông thôn đạt 85% các tuyến đường trong thôn xóm được cứng hoá; mỗi thôn có 1 nhà văn hoá, 1 sân bóng đá, 1 sân bóng chuyền. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào sâu rộng, nhân dân tích cực ủng hộ, nhiều hộ đã hiến đất mở đường, đóng góp hàng chục triệu đồng trong xây dựng nông thôn mới. Để xây dựng khối đoàn kết toàn dân đảng uỷ, chính quyền đã quan tâm xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở 5/5 thôn đều có các tổ chức đoàn thể chính trị vững mạnh, đặc biệt ở các thôn vùng giáo, toàn đảng bộ có 02 đảng viên là người công giáo.

Vào mùa gặt trên quê hương xã Phù Hoá

   Lãnh đạo xã luôn chú trọng gần gũi những người giáo dân tích cực hiểu biết giáo lý, giáo luật, có tiếng nói trong cộng đồng. Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh việc tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, giao lưu đối thoại; kiên trì giải thích, vận động, thuyết phục, cung cấp thông tin chính thống, định hướng dự luận cho bà con giáo dân. Quan tâm giải quyết các nhu cầu hợp pháp chính đáng của bà con giáo dân. Chủ động, kiên trì, bám dân, bám địa bàn, bám đối tượng để vận động. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong đồng bào công giáo. Hằng năm xã đã chủ động gặp gỡ giao lưu văn hoá, thể thao với giáo xứ, với linh mục, đội ngũ chức sắc chức việc trong những ngày lễ tôn giáo như Nooel, lễ chầu lượt, phục sinh. Trong công tác vận động đồng bào công giáo xã đã dựa vào quy chế dân chủ ở cơ sở, việc dân để dân bàn, dân quyết, dân tự xử lý ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở, phải làm cho mọi tín đồ tôn giáo thấy rõ quyền và nghĩa vụ công dân trong làm ăn, sinh sống tại cộng đồng dân cư. Nắm bắt, uốn nắn và xử lý kịp thời những lệch lạc, dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động tôn giáo. Biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong đồng bào công giáo.

   Trong thời gian tới, xã Phù Hóa tiếp tục đẩy mạnh vận động đồng bào công giáo tin tưởng vào chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Cấp uỷ, chính quyền cơ sở phải đặt lợi ích quyền hạn, trách nhiệm, công việc của dân, hết sức chăm lo đời sống vật chất tinh thần toàn dân nói chung, đồng bào công giáo nói riêng, đưa ra các chủ trương, chính sách đúng ý Đảng, hợp lòng Dân trong phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, các nhu cầu về văn hoá tâm linh, tín ngưỡng chính đáng, nâng cao đời sống nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mọi lợi ích là của dân, mọi quyền và nghĩa vụ là của dân nên bất cứ việc gì của dân cũng phải dân chủ đưa ra bàn bạc làm cho dân hiểu, dân đồng tình, dân ủng hộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm, có tầm, sâu sát với công việc với nhân dân, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, giải quyết kịp thời những vấn đề tại địa phương nhất là đối với cán bộ chủ chốt phải có uy tín, nhân dân nể phục.

  Trong công tác tôn giáo luôn luôn cởi mở thẳng thắn, chân thành, không phân biệt đối xử đối với những người theo đạo để những người theo đạo có niềm tin về đảng về chế độ và người có đạo luôn được sống phúc âm trong lòng dân tộc./.

Thu Hoài - MT Quảng Trạch

[Trở về]