Bản in     Gởi bài viết  
11 TRỌNG TÂM CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VÀ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG NĂM 2023 
   Hội nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 7, nhiệm kỳ 2019-2024 đã đưa ra trọng tâm Chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2023, Ban Biên tập xin giới thiệu 11 trọng tâm chuwong trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2023 như sau:  

 

Toàn cảnh hội nghị

 1. Tập trung thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2023 và các nhiệm vụ công tác theo Kế hoạch trọng tâm toàn khóa thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX và nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2019 – 2024 để chuẩn bị Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024-2029. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng các văn bản có liên quan trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về lãnh đạo Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2024 -2029.

   2. Tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh; kịp thời cụ thể hóa những nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên.

   Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng Trang Thông tin điện tử tổng hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các trang Fanpage, Facebook, Zalo…cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở của Mặt trận và các tổ chức thành viên. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền. Hưởng ứng triển khai thực hiện các cuộc thi tìm hiểu, các giải báo chí trong hệ thống Mặt trận. Phát triển các mô hình mới dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đẩy mạnh triển khai “Trang cộng đồng” (Fanpage) của MTTQ Việt Nam.

   3. Sâu sát cơ sở, nắm chắc và phản ánh kịp thời tình hình Nhân dân, nâng cao chất lượng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri vàNhân dân. Phát huy trách nhiệm hướng dẫn của Mặt trận các cấp và vai trò nắm bắt tình hình, tham mưu, đề xuất của từng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức thành viên trong công tác tuyên truyền, vận động trực tiếp tại địa bàn khu dân cư để cấp ủy, chính quyền kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề nổi cộm ngay khi mới phát sinh, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

   4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tập hợp, đoàn kết đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tập trung triển khai thực hiện và giám sát Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025; tổ chức tiếp xúc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đồng bào các dân tộc thiểu số. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kết luận 01/KL-ĐCT ngày 20/8/2015 và Kết luận 02/KL-ĐCT ngày 29/12/2015 của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong công tác dân tộc, tôn giáo. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát huy các giá trị tốt đẹp và nguồn lực các tôn giáo trong tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

   5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào “Đoàn kết, sáng tạo” gắn với triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong các Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập, thống kê các mô hình, dữ liệu khoa học làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các phong trào, các cuộc vận động trong nhiệm kỳ qua để lựa chọn các trọng tâm và giải pháp đột phá cho nhiệm kỳ tới.

   6. Hoàn thiện, bổ sung các quy định về quản lý Quỹ “vì người nghèo”, Quỹ cứu trợ do Mặt trận chủ trì từ tỉnh đến cơ sở theo hướng dẫn của Mặt trận Trung ương. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội; triển khai các hoạt động cứu trợ, nhân đạo từ thiện, vận động giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp nhận, phân bổ, sử dụng nguồn vận động xã hội, hỗ trợ hộ nghèo, cứu trợ, an sinh xã hội... đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định.

   7. Tổ chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và phối hợp tổ chức Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-ĐCT của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

   8. Đổi mới hoạt động giám sát, phản biện xã hội theo Thông tri hướng dẫn do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành trong năm 2023; tập trung triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư, các văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp về công tác giám sát, phản biện xã hội. Phối hợp tổ chức sơ kết 10 năm thực hiện Quyết định số 217/QĐ-TW, Quyết định số 218/QĐ-TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo hướng dẫn của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

   Đối với hoạt động giám sát, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tập trung triển khai một số chương trình giám sát trên quy mô toàn quốc theo kế hoạch của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Đối với hoạt động phản biện xã hội, lựa chọn tổ chức một số hội nghị phản biện đối với các dự án luật theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các chủ trương, chính sách của chính quyền các cấp.

   9. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng pháp luật; tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; thực hiện quy chế dân chủ và tham gia hòa giải ở cơ sở.

   10. Tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, chuyên nghiệp hóa. Chú trọng đề xuất bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận chuyên trách ổn định, có bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, tâm huyết, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. quan tâm công tác nghiên cứu, dự báo tình hình; phát huy vai trò các Ủy viên Ủy ban Mặt trận các cấp; các Hội đồng, Ban, Tổ tư vấn; các chuyên gia trong công tác Mặt trận. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, đặc biệt là trong các phong trào, các cuộc vận động; giám sát và phản biện xã hội; thông tin, tuyên truyền; nắm tình hình Nhân dân; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; đối ngoại Nhân dân....

   11. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; đổi mới hoạt động đối ngoại nhân dân; nâng cao chất lượng công tác tập huấn, bồi dưỡng. Tiếp tục rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách đối với MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên. Tiếp tục thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận đáp ứng yêu cầu tình hình mới.

Ban Biên tập
 

[Trở về]