Bản in     Gởi bài viết  
Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 
 

     Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Luật ban hành nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; phù hợp với Hiến pháp năm 2013; khắc phục những tồn tại, bất cập của pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành; tương thích với các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà Việt Nam là thành viên và đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thực tiễn công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

Hội nghị bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh cho các chức sắc tôn giáo (tháng 8/2017)

 Việc xây dựng dự án Luật được tiến hành dựa trên các mục tiêu sau:

Thứ nhất, thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.

Thứ hai, khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo hơn nữa quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo.

Thứ ba, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cải cánh hành chính đối với lĩnh vực này.

Thứ tư, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo điều kiện để quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các giá trị dân chủ, văn minh của loại người và chủ nghĩa xã hội được phát huy; giữ vững niềm tin của người có tín ngưỡng, tôn giáo vào chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Thứ năm, góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống Đảng, Nhà nước. Thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với việc thực hiện pháp luật quốc tế.

Luật được xây dựng dựa trên các quan điểm:

Bám sát đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, về an ninh, quốc phòng, về quan hệ quốc tế; bảo đảm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với điều kiện chính tri, kinh tế- xã hội của Việt Nam; phát huy vai trò, tiềm năng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc nội dung văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam và một số nước trên thế giới, phù hợp với đặc điểm tình hình nước ta.

Bảo đảm quy trình xây dựng dự án Luật tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng qui định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật./.

 Văn Minh- MT tỉnh

[Trở về]