Bản in     Gởi bài viết  
Kết quả công tác phối hợp giữa Mặt trận với Chính quyền trong chỉ đạo thực hiện giảm nghèo bền vững xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở huyện Quảng Ninh 

  Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận TQVN huyện Quảng Ninh đã phối hợp với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện thực hiện các chương trình phối hợp với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, gắn với thực tiển đời sống Nhân dân đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực 

   Trong thời gian qua, Ủy ban Mặt trận TQVN huyện Quảng Ninh đã phối hợp với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện thực hiện các chương trình phối hợp với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, gắn với thực tiển đời sống Nhân dân đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Công tác phối hợp đã phát huy được hiệu quả; trách nhiệm phối hợp giữa các bên được nâng cao, mối quan hệ công tác ngày càng chặt chẽ , huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào các phong trào, các cuộc vận động, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện ở địa phương. Rõ nét nhất là phối hợp với chính quyền trong thực hiện giảm nghèo bền vững xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

 

Bà con đang thu hoạch lúa vụ mùa năm 2019

   Việc triển khai lồng ghép chương trình phối hợp giảm nghèo bền vững vào các nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tăng cường xây dựng tinh thần đoàn kết, làm chủ, tự quản tại cộng đồng. Thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, vận động Nhân dân đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chú trọng xây dựng các mô hình điểm về phát triển kinh tế, từng bước tăng thu nhập cho người dân. Chỉ tính riêng năm 2018, toàn huyện đã chuyển đổi được 120 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: dưa hấu, mướp đắng, dưa leo, ngô nếp, đậu xanh, bí xanh vv…ở các xã Hàm Ninh, Lương Ninh, Gia Ninh. Phần lớn các diện tích cây trồng chuyển đổi đưa lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân từ 120 – 150 triệu đồng/ha/vụ.

   Nết nổi bật trong phát triển kinh tế là Nhân dân đã giúp nhau vốn, giống, kinh nghiệm sản xuất, các tổ chức thành viên đã hình thành nhiều nhóm hùn vốn, liên kết, tiết kiệm, tổ tự quản vay vốn, các tổ khuyến nông, khuyến ngư để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật…Từ các nguồn kết nối được, Mặt trận các cấp trong huyện đã hỗ trợ các hộ nghèo phương kế sản xuất từ đó đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Trong năm 2018, từ nguồn vồn hỗ trợ bò giống sinh sản theo Đề án 85 của Ban Thường trực Mặt trận TQVN tỉnh, Ủy ban Mặt trận huyện đã chuyển giao 135 con bò giống sinh sản cho 135 hộ nghèo trong huyện, cộng với số bò được hỗ trợ năm 2017 là 60 con, đến nay đã có 31 con có chữa. Những hoạt động đó đã góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người trong huyện đạt 39 triệu đồng/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2019 giảm còn 6,25%; năm 2018 có 85/114 KDC được công nhận “KDC văn hóa” (đạt 75%), 83% hộ gia đình đạt “Gia đình văn hóa”.

Mặt trận TQVN huyện tổ chức trao bò giống sinh sản cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số xã Trường Sơn

   Đi đồi với phát triển kinh tế nâng cao đời sống Nhân dân Mặt trận các cấp huyện Quảng Ninh đã tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa riêng từng vùng, miền. Nhiều khu dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực vận động Nhân dân từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chống mê tín dị đoan, xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nhiều địa phương đã đẩy mạnh xã hội hóa việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng cho hoạt động văn hóa, tạo điều kiện cho phong trào văn hóa cơ sở được giữ gìn và phát triển. Đến nay 100% thôn, bản, tiểu khu có nhà văn hóa, trong đó có 74,5% đạt chuẩn; có 11/14 xã có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn.

   Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh của địa phương, Mặt trận các cấp phối hợp vận động Nhân dân tham gia tổ hợp tác, tổ chức thành lập và duy trì hoạt động HTX kiểu mới, từng bước xây dựng thương hiệu nông dân sản xuất hàng hóa đặc trưng như: HTX nuôi ông lấy mật ở xã Trường Xuân, HTX khoai gieo Hải Ninh…Ngoài ra Mặt trận các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia đóng góp nguồn lực bằng tiền, công lao động, hiện vật, hiến đất để xây dựng đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương…qua đó góp phần tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và mức hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Trong năm, Mặt trận các cấp trong huyện đã vận động Nhân dân hiến đất, hiến tài sản và tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đã vận đông Nhân dân đóng góp trên 6.62 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn. Đến nay tổng số tiêu chí của 14 xã là 233 tiêu chí, trung bình đạt 16,64 tiêu chí/xã, tăng 24 tiêu chí so với cùng kỳ. Chủ trì phối hợp tổ chức lấy ý kiến về sự hài long của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Vạn Ninh, Gia Ninh.

Phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới được phát triển mạnh  

   Công tác phối hợp thực hiện các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, Uống nước nhớ nguồn”, từ thiện nhân đạo cũng luôn được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Trong năm Mặt trận huyện đã phối hợp tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho hộ nghèo và các đối tượng xã hội thuộc diện khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán. Riêng Mặt trận huyện, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện đã phân bổ 1.382 suất quà với tổng trị giá 429,5 triệu đồng; Hỗ trợ bản Ploang, xã Trường Sơn xây dựng mô hình trồng lạc 10 triệu đồng; hỗ trợ 50 triệu đồng cho các hoạt động từ thiện khác như: Hỗ trợ “Bữa ăn tình thương” cho hộ nghèo điều trị dài ngày tại bệnh viện, thăm các cháu Trung tâm khuyết tật Hiền Ninh, tặng quà cho người cao tuổi, cô đơn không nơi nượng tựa…Từ các nguồn kết nối được đã hỗ trợ xây dựng mới 32 nhà đại đoàn kết trị gia trên 1,45 tỷ đồng; hỗ trợ công trình cấp nước sinh hoạt cho thôn Tân Sơn (Trường Sơn) trị giá 70 triệu đồng; hỗ trợ 20 triệu đồng cho hộ nghèo xã Tân Ninh theo chương trình “Nâng cách giức mơ”…

   Nhờ thực hiện tốt công tác phối hợp chỉ đạo thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở các xã, thị trấn đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay, tạo sức lan tỏa trong địa bàn huyện

   Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN huyện với chính quyền trong chỉ đạo thực hiện có lúc còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ; sự gắn kết, chủ động trong thực hiện chương trình phối hợp chưa cao. Kinh phí trong thực hiện các chương trình phối hợp còn khó khăn.
Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình phối hợp, chỉ đạo thực hiện giảm nghèo bền vững xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

   Một là, Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước; Chương trình mục tiêu giảm nghèo của huyện làm thay đổi nhận thức và hành động trong Nhân dân, giúp Nhân dân tự thân vận đông vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trong chờ, ỷ lại vàosự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng.

   Hai là, Phối hợp chỉ đạo phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu chính đáng; các phong trào thi đua giữa các khu dân cư trong công tác giảm nghèo bền vững. Phát động phong trào toàn dân tham gia đóng góp xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, huy động các doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân thông qua Quỹ “Vì người nghèo”. 

   Bà là, Triển khai xây dựng nhà ở cho đối trượng chính sách, người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo, khó khăn về nhà ở. Huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng đến việc hỗ trợ cây, con giống cho hộ nghèo sản xuất, xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo đặc biệt khó khăn về nhà ở.

   Bốn là, Xây dựng nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, các mô hình giảm nghèo bền vững, mô hình liên kết sản xuất, ưu tiên các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư./.

Trần Hùng

[Trở về]